AIDA ACADEMY

Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Digital Marketing

Trong xu thế phát triển của công nghệ hiện nay đã khiến vai trò của Digital Marketing trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi tìm kiếm khái niệm “Digital Marketing” trên Google thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng trăm triệu kết quả liên quan được trả về. Do đó, chúng ta cần phải biết tổng quan về Digital Marketing thì mới có thể hiểu được thực sự Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là việc quảng bá thương hiệu để kết nối với khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng internet và các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác.

Digital Marketing không chỉ bao gồm email, phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo dựa trên website mà còn bao gồm cả tin nhắn văn bản và tin nhắn đa phương tiện như một kênh tiếp thị.

Về cơ bản, nếu một chiến dịch tiếp thị (Marketing) liên quan đến truyền thông kỹ thuật số (Digital), thì đó là Digital Marketing.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và số lượng khách hàng trực tuyến đang gia tăng, việc sử dụng Digital Marketing và Martech trở nên ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc sử dụng các công nghệ mới như AI, chatbot hay blockchain cũng đang được ứng dụng trong digital marketing và martech để tối ưu hoá các chiến lược tiếp thị.

Phân biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing

Với sự bùng nổ lưu lượng truy cập Internet trong thập kỷ qua, 2 thuật ngữ Digital Marketing và Online Marketing rất dễ bị nhầm lẫn.

Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có sự khác biệt rõ ràng. Digital Marketing bao trùm tất cả các loại hình tiếp thị liên quan đến phương tiện truyền thông điện tử và nó đã ra đời kể từ khi radio được phát minh vào năm 1896.

Đặc điểm của Digital Marketing

Digital Marketing đã phát triển và thay đổi. Theo SAS bao gồm nhiều kênh tiếp thị như:

  • Ứng dụng điện thoại.
  • Podcast & Radio.
  • Biển quảng cáo điện tử.
  • TV.
  • Online marketing.

Một trong những lợi thế lớn nhất của Digital Marketing đó là có sẵn một lượng dữ liệu khổng lồ.

Với hầu hết các hình thức Digital Marketing, một công ty có thể biết chính xác phần nào trong kế hoạch tiếp thị của họ đang thu hút sự chú ý và chuyển đổi những người xem đó thành người tiêu dùng. Sử dụng dữ liệu này, họ có thể điều chỉnh các kế hoạch tiếp thị của mình để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Social Media Marketing là gì?

Đặc điểm của Online marketing

Online marketing là một thuật ngữ để chỉ hình thức tiếp thị trực tuyến và là một bộ phận của tiếp thị kỹ thuật số. Cơ bản hai hình thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau tuy nhiên thị trường quảng bá của Online Marketing lại nhỏ hơn Digital Marketing. Để thực hiện được Online Marketing đòi hỏi kết nối Internet phải liên tục. Với những nơi không có Internet hoặc đường truyền Internet yếu thì hình thức này sẽ triển khai một cách khó khăn hơn.

Vậy Digital Marketing và Online Marketing khác nhau như thế nào?

Hiểu rõ được điểm khác biệt giữa hai hình thức Digital Marketing và Online Marketing thì hiệu quả của chiến dịch Marketing sẽ được tăng cao hơn:

  • Digital Marketing bao gồm Online Marketing

Online Marketing là một nhánh nhỏ của Digital Marketing. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì Online Marketing thường được các doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa trong chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, độ phủ ở các đối tượng khách hàng thì Digital Marketing có hiệu quả tốt hơn và rộng khắp hơn.

  • Digital Marketing có thể có Internet hoặc không

Online Marketing phụ thuộc rất lớn vào mạng Internet, nếu không có thì hầu như hình thức này không thể thực hiện được. Tuy nhiên Digital Marketing vẫn có thể truyền bá thông điệp trên các thiết bị số trong điều kiện không có Internet.

  • Digital Marketing đa dạng hơn Online Marketing

Bởi vì nó bao gồm cả Online Marketing, hình thái đa dạng thực hiện được trên nhiều loại thiết bị trong khi Online Marketing chỉ tập trung vào các hiệu ứng Website, Social Media và Banner.

Thực hiện Digital Marketing hay Online Marketing sẽ tốt hơn?

Nói chung, cả hai hình thức Digital Marketing và Online Marketing có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều góp phần tạo hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo. Việc hiểu rõ hai hình thức này sẽ giúp bạn lựa chọn một cách phù hợp nhất với lĩnh vực, quy mô và mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó sẽ tạo ra các giá trị khác nhau cho từng thương hiệu cụ thể.

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix

Digital Marketing và Marketing truyền thống có gì khác nhau?

Như đã giải thích ở trên, Digital Marketing chính là quá trình sử dụng các kênh digital như website, social media để tiếp thị đến người dùng.

Còn Marketing truyền thống là quá trình tiếp thị bằng các kênh truyền thống như: bảng quảng cáo, báo giấy,…

Để hiểu rõ hơn, bạn nên đọc qua bài viết 13 điểm khác biệt giữa Digital marketing và Marketing truyền thống của Vietnix đã giải thích rất rõ ràng.

Digital Marketing bao gồm những gì? 

Tuy mỗi người có định nghĩa và sự phân chia khác nhau về Digital Marketing. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này Vietnix sẽ giới thiệu bạn các kênh Digital Marketing nền tảng.

>> Xem thêm: 10 khóa học Digital Marketing online miễn phí, có chứng chỉ

Search Engine Optimization (SEO)

SEO là viết tắc của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đây là một công cụ tiếp thị chứ không phải là một hình thức tiếp thị. The Balance định nghĩa nó là “nghệ thuật và khoa học của việc làm cho các trang web trở nên hấp dẫn đối với các công cụ tìm kiếm”.

Search Engine Optimization (SEO)
Search Engine Optimization

Phần “nghệ thuật và khoa học” của SEO là điều quan trọng nhất. SEO đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và cân nhắc các yếu tố khác nhau để đạt được xếp hạng cao nhất có thể. Ngày nay, các yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi tối ưu hóa một trang web bao gồm:

  • Chất lượng nội dung.
  • Mức độ tương tác của người dùng.
  • Thân thiện với thiết bị di động.
  • Số lượng và chất lượng của các liên kết.

Content Marketing

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) bao gồm việc tạo lập và quảng bá nội dung nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập và tạo ra những khách hàng tiềm năng.

Content Marketing

Content Marketing rất quan trọng và có rất nhiều thống kê để chứng minh điều đó:

  • 84% người tiêu dùng mong đợi các công ty tạo ra trải nghiệm nội dung giải trí và hữu ích
  • 62% các công ty có ít nhất 5.000 nhân viên sản xuất nội dung hàng ngày
  • 92% nhà tiếp thị tin rằng công ty của họ coi nội dung như một tài sản quan trọng

Để đạt được hiệu quả, Content Marketing sẽ bao gồm các đặc điểm sau:

  • Unique: Cung cấp thông tin giá trị độc nhất. Content chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu trên Internet.
  • Relevant: Nội dung tổ chức theo Topic chuyên sâu, bao quát rộng chủ đề.
  • Helpful: Nội dung hữu ích giải quyết được vấn đề của người tìm kiếm.
  • Great UX: Tối ưu trải nghiệm người dùng trên bất kỳ thiết bị nào.
  • Có khả năng Viral: Có câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi: Đối tượng đọc giả nào sẽ lan toả nội dung của bạn và tại sao?

Social Media Marketing

Social Media Marketing là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social) quảng bá doanh nghiệp và content của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Social Media Marketing

Social Media Marketing bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn từ Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn, tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội. Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và YouTube.

>> Xem thêm: Media là gì? Những kênh media phổ biến và hiệu quả nhất

Pay-Per-Click Marketing (PPC)

Pay-Per-Click Marketing (PPC), là đăng một quảng cáo trên các trang tìm kiếm và trả tiền mỗi khi có ai đó nhấp vào nó.

Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Google AdWords. Hình thức này cho phép bạn trả tiền để có được vị trí hàng đầu trên các trang kết quả tìm kiếm của Google, với mức giá dựa trên “mỗi lần nhấp” vào các liên kết của bạn.

Thứ hạng vị trí quảng cáo sẽ dựa vào các yếu tố sau: 

  • Chất lượng quảng cáo.
  • Mức độ liên quan của từ khóa.
  • Chất lượng trang đích.
  • Ngân sách quảng cáo.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị bán hàng cho những bên khác thông qua hình thức cộng tác viên. Việc ghi nhận hoa hồng được theo dõi thông qua các liên kết được cấp riêng cho từng nhà tiếp thị liên kết.

Với Affiliate Marketing sẽ bao gồm nhà phân phối (Publishers) và nhà cung cấp (Advertisers).

Nó hoạt động bằng cách sử dụng mô hình chia sẻ doanh thu. Nếu bạn là nhà phân phối, bạn sẽ nhận được hoa hồng mỗi khi ai đó mua mặt hàng mà bạn quảng cáo. Nếu bạn là nhà cung cấp, bạn trả tiền cho nhà phân phối cho mỗi lần bán hàng mà họ giúp bạn thực hiện.

Một số nhà tiếp thị phân phối chọn review các sản phẩm của chỉ 1 công ty, có thể trên blog hoặc trang web của bên thứ ba khác. 

Native Advertising

Native Ads (Native Advertising) là quảng cáo hiển thị tự nhiên. Thông thường quảng cáo số sẽ rơi vào một trong các định dạng cơ bản như: tìm kiếm trả phí (paid search), quảng cáo hiển thị / banner hay video. Native Ads thường được sử dụng trên các kênh truyền thông xã hội, website hay một ứng dụng.

Native Ads hoàn toàn không giống như quảng cáo truyền thống. Với Native Ads, người xem có trải nghiệm như đang xem một nội dung bình thường giống ví dụ: Bài viết, bài đăng trên blog hoặc bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội nào khác, nên không có cảm giác phản cảm, khó chịu vì quảng cáo.

Hiện nay có 6 loại Native Ads Việt Nam cơ bản: 

  • In-feed: quảng cáo hiển thị xen kẽ các nội dung khác trên trang web/app.
  • Tìm kiếm trả phí (paid search).
  • Bài viết đề xuất (recommendation widget).
  • Danh sách khuyến mãi (promoted listing).
  • In-ad with native element unitQuảng cáo có kích thước chuẩn ads IAB, chứa nội dung tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
  • Custom content unit: nội dung hướng đến đối tượng đặc biệt chẳng hạn sponsored playlist của Spotify.

Marketing Automation

Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation) sử dụng phần mềm tự động hóa tiếp thị để truyền tải thông điệp sản phẩm đến khách hàng. Chúng giúp chuỗi quy trình Marketing diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.

Marketing Automation cho phép các công ty bắt kịp với xu hướng của người dùng. Nó cho phép các doanh nghiệp:

  • Thu thập và phân tích thông tin người tiêu dùng.
  • Thiết kế các chiến dịch tiếp thị nhắm đúng mục tiêu.
  • Gửi và đăng thông điệp tiếp thị vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng.
  • Duy trì mối quan hệ với các đối tác khách hàng của mình.
  • Xây dựng các quy trình làm việc dựa trên hành trình của khách hàng.

Email Marketing

Email Marketing (tiếp thị qua email) là hình thức doanh nghiệp sử dụng Email (thư điện tử) để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và nâng cao doanh thu hiệu quả.

Email Marketing

Email Marketing là một kỹ thuật hiệu quả đã được kiểm chứng: 89% các chuyên gia được khảo sát gọi nó là công cụ tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất của họ.

Nó sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp các kỹ thuật khác như Marketing Automation, cho phép bạn phân đoạn và lập lịch email để chúng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Áp dụng Email Marketing vào đúng Customer Journey (hành trình khách hàng) sẽ tăng cơ hội chuyển đổi của bạn rất cao, đặc biệt với mảng B2B. Thường bạn sẽ nên áp cùng Email Marketing ở giai đoạn khách hàng đã hành động (điền form, nhấp vào link,… ở các form thu thập data của bạn). Điều này đảm báo email của bạn sẽ không bị spam.

PR Online

PR Online là hoạt động đảm bảo phạm vi phủ sóng trực tuyến kiếm được bằng các ấn phẩm kỹ thuật số, blog và các trang web dựa trên nội dung khác. Giống như PR truyền thống, nhưng trong không gian trực tuyến. Các kênh bạn có thể sử dụng để tối đa hóa nỗ lực PR của mình bao gồm:

  • Tiếp cận phóng viên qua phương tiện truyền thông xã hội: Nói chuyện với các nhà báo trên Facebook chẳng hạn, là một cách tốt để phát triển mối quan hệ với báo chí, nơi tạo ra các cơ hội truyền thông kiếm được cho công ty của bạn.
  • Thu hút các bài đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trên nền tảng trực tuyến, cho dù bài đánh giá đó tốt hay xấu, theo thói quen bạn có thể không tương tác với đánh giá đó. Tuy nhiên, các bài đánh giá chất lượng về công ty sẽ giúp bạn lan tỏa thương hiệu của mình và đưa ra thông điệp mạnh mẽ bảo vệ danh tiếng của bạn.
  • Thu hút nhận xét trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn trả lời các bài đánh giá về công ty của mình, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả về ngành của bạn.

>> Xem thêm: PR là gì? 6 bước xây dựng kế hoạch PR hoàn hảo

Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing mà trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình của người mua. 

Bạn có thể sử dụng mọi phương pháp Digital Marketing được liệt kê ở trên, xuyên suốt chiến lược Inbound Marketing, để tạo ra trải nghiệm khách hàng phù hợp với khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ so sánh về Inbound Marketing so với tiếp thị truyền thống:

  • Viết blog so với quảng cáo pop-up.
  • Video marketing so với quảng cáo thương mại.
  • Email danh sách liên hệ so với email spam.

Performance Marketing

Performance Marketing (hay Tiếp thị hiệu suất) là một hình thức của Digital Marketing mà người tiếp thị tập trung vào việc đánh giá và đo lường hiệu suất dựa trên các chỉ số cụ thể, chẳng hạn như số lượt nhấp chuột, số lượt tương tác, doanh thu hoặc tỷ lệ chuyển đổi.

Mục tiêu của Performance Marketing là tối ưu hóa hiệu quả chi phí quảng cáo bằng cách tập trung vào kết quả đo lường được, thay vì chỉ tập trung vào việc tăng cường nhận thức thương hiệu. Thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số, như quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Performance Marketing giúp tăng cường tương tác của khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.

Ưu điểm của Digital Marketing

Ưu điểm chính của Digital Marketing là có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu theo cách hiệu quả về chi phí và có thể đo lường được. Các lợi thế khác bao gồm tăng lòng trung thành với thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.

Các lợi ích của digital marketing bao gồm:

  • Global (Toàn cầu) – một trang web cho phép bạn tìm thị trường mới và giao dịch trên toàn cầu chỉ với một khoản đầu tư nhỏ.
  • Chi phí thấp hơn – một chiến dịch Digital Marketing được lập kế hoạch phù hợp và được nhắm mục tiêu tốt có thể tiếp cận đúng khách hàng với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp tiếp thị truyền thống.
  • Kết quả có thể theo dõi, đo lường được – đo lường hoạt động Online Marketing bằng phân tích trang web và các công cụ đo lường trực tuyến khác, giúp bạn dễ dàng thiết lập mức độ hiệu quả của chiến dịch. Bạn có thể nhận được thông tin chi tiết về cách khách hàng sử dụng trang web hoặc phản hồi với quảng cáo của bạn.
  • Cá nhân hóa – nếu cơ sở dữ liệu khách hàng được liên kết với trang web, thì bất cứ khi nào ai đó truy cập vào trang web, bạn có thể chào đón họ bằng các ưu đãi. Họ mua hàng của bạn càng nhiều, bạn càng có thể tinh chỉnh hồ sơ khách hàng của mình và tiếp thị hiệu quả cho họ.
  • Cởi mở – bằng cách tham gia vào social media và quản lý nó một cách cẩn thận, bạn có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tạo danh tiếng để dễ dàng tương tác.
  • Social currency (Sự công nhận của xã hội) – Digital Marketing cho phép bạn tạo các chiến dịch hấp dẫn bằng cách sử dụng các chiến thuật content marketing. Nội dung này (hình ảnh, video, bài báo) có thể thu được sự công nhận – được chuyển từ người dùng sang người dùng và trở nên lan truyền.
  • Tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện – nếu bạn có một trang web, thì khách hàng của bạn chỉ cần thực hiện một vài cú nhấp chuột là có thể mua hàng. Không giống như các phương tiện truyền thông khác yêu cầu mọi người phải gọi điện thoại hoặc đến cửa hàng, digital marketing có thể diễn ra liền mạch và ngay lập tức.

Tất cả các khía cạnh này của digital marketing kết hợp với nhau sẽ có thể tăng thêm doanh số bán hàng.

Nhược điểm của Digital Marketing

Một số mặt trái và thách thức của digital marketing mà bạn nên biết:

  • Kỹ năng và đào tạo (Skills and training) – Cần đảm bảo rằng nhân viên của bạn có kiến ​​thức và chuyên môn phù hợp để thực hiện digital marketing thành công. Các công cụ, nền tảng và xu hướng thay đổi nhanh chóng và điều quan trọng là bạn phải cập nhật.
  • Tốn thời gian – các công việc như tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và tạo nội dung tiếp thị có thể mất rất nhiều thời gian. Điều quan trọng là phải đo lường kết quả của bạn để đảm bảo lợi tức đầu tư.
  • Cạnh tranh cao – trong khi bạn có thể tiếp cận đối tượng toàn cầu bằng Digital Marketing, bạn cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu. Có thể là một thách thức để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý trong số rất nhiều thông điệp nhắm đến người tiêu dùng trực tuyến.
  • Khiếu nại và phản hồi – bất kỳ phản hồi tiêu cực hoặc chỉ trích nào về thương hiệu của bạn đều có thể hiển thị cho khán giả của bạn thông qua mạng xã hội và các trang web đánh giá. Thực hiện dịch vụ khách hàng hiệu quả trực tuyến có thể là một thách thức. Nhận xét tiêu cực hoặc không phản hồi hiệu quả có thể làm hỏng danh tiếng thương hiệu của bạn.
  • Các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư – có một số cân nhắc pháp lý xung quanh việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng cho các mục đích Digital Marketing. Chú ý tuân thủ các quy tắc liên quan đến quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

4 bước thiết lập chiến lược Digital Marketing căn bản

Chiến lược Digital Marketing là một loạt các hành động giúp bạn đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến được lựa chọn cẩn thận để truyền tải đến các đối tượng khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Bắt đầu khởi chạy kế hoạch Digital Marketing bằng cách xác định đối tượng và mục tiêu trước tiên, sau đó đưa ra các chỉ số để đảm bảo bạn luôn cải thiện kế hoạch của mình.

Thiết lập chiến lược Digital Marketing căn bản

Bước 1: Xác định và phân khúc đối tượng khách hàng

Để có được một chiến dịch Digital Marketing thành công, bạn cần hiểu được đối tượng mình nhắm tới là ai. Có thể bạn đã có những nghiên cứu cụ thể về khách hàng, nhưng trên phương diện của chiến dịch, bạn cần đảm bảo rằng nội dung đã thỏa mãn đối tượng đó, và thông điệp của bạn sẽ không bị hiểu nhầm, đạt được độ tương tác cao.

Hãy dành thời gian để nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, tìm hiểu xem họ dành thời gian online nhiều nhất ở đâu, làm thế nào để tiếp cận với họ theo cách hiệu quả nhất.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu chiến lược

Làm việc gì cũng vậy bạn cần đặt ra mục tiêu để phấn đấu đạt được. Việc đặt mục tiêu chính là bước quan trọng nhất khi bắt đầu lập kế hoạch Digital Marketing. Công ty phải biết chính xác những mục tiêu muốn hướng đến để có thể phân tố chi phí và nguồn lực sao cho hợp lý.

Để thiết lập mục tiêu chính xác bạn nên áp dụng nguyên tắc SMART.

Nguyên tắc SMART trong Digital Marketing
  • Specific: Mục tiêu bạn đặt ra phải dễ hiểu và cụ thể. Bạn không nên đặt những mục tiêu quá to lớn và quá khó hình dung như đạt lợi nhuận, nhiều người biết. Những mục tiêu này quá chung chung và bạn cần làm ở đây là đưa ra những con số thật cụ thể như lợi nhuận bao nhiêu, bao nhiêu người biết đến, bao phủ bao nhiêu thị trường,…
  • Measurable: Mục tiêu bạn đặt ra phải đo lường được. Bạn phải biết một ngày có thêm bao nhiêu lợi nhuận, có thêm bao nhiêu người biết đến thương hiệu,….Những con số cụ thể cho từng ngày, từng tuần, từng tháng sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá và điều chỉnh hơn.
  • Attainable: Mục tiêu phải phù hợp với khả năng. Nhiều công ty đặt ra các mục tiêu quá lớn nên thông thể đạt được và cũng có những công ty đặt quá nhỏ làm lãng phí nguồn tài nguyên. Hãy xác định thực lực của mình ở đau để đưa cho mục tiêu cho phù hợp.
  • Relevant: Mục tiêu điều phải hướng đến mục đich chung. Những mục tiêu nhỏ bạn đề ra đều phải hướng đến một mục đích lớn, hướng đến tầm nhìn của công ty.
  • Time-bound: Đưa ra thời gian cụ thể cho các mục tiêu. Bạn phải xác định được mục tiêu lớn làm trong bao lâu, mục tiêu nhỏ từng ngày như thế nào. Có như thế bạn mới theo dõi sát sao bản kế hoạch Digital Marketing của mình.

Bước 3: Lựa chọn các kênh Digital Marketing phù hợp

Với từng mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể áp dụng từng công cụ để thực hiện một cách hiệu quả. Lựa chọn, phối hợp và mức độ ưu tiên các kênh công cụ Digital Marketing phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Đặc biệt, bạn phải phát triển thông điệp đã có bằng hình ảnh, chữ viết, video… trong từng kênh / công cụ Digital Marketing dưới đây:

  • SEO (Search Engine Optimization).
  • Google Adwords.
  • Email Marketing.
  • Facebook Marketing & Social Media.
  • Mobile Marketing.

Bước 4: Khởi chạy, đo lường và tối ưu hóa 

Sau khi chạy chiến lược Digital Marketing một thời gian. Chúng ta phải đánh giá và kiểm tra lại kết quả công việc cần thiết sau mỗi chu kì ít nhất là 3 tháng hoặc 6 tháng đánh giá một lần, bạn sẽ thấy những kết quả mình đạt được khi thực hiện kế hoạch Digital Marketing. Đến bước này công việc của bạn là vạch ra những viêc mà công ty sẽ làm trong toàn bộ kế hoạch.

Thường thì khi lập kế hoạch các công ty đều đưa ra những KPI cho công việc. Điều này giúp bạn dễ theo dõi, đánh giá cũng như là điều chình Đừng quá nóng vội kết luận sớm, hãy đánh giá theo từng giai đoạn và mức độ truyền tải nhận thức của khách hàng về phòng khám của bạn.

Nhu cầu của thị trường hiện nay đối với Digital Marketing

Với sự phát triển vượt bậc, mang tính đột phá của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Digital Marketing đóng vai trò then chốt trong các chiến lược phát triển sản phẩm/thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, gần như là công cụ cạnh tranh bắt buộc phải có trong thời đại Internet phát triển như hiện nay. Khả năng nhận biết của khách hàng càng cao, thì doanh nghiệp sẽ ngày càng có chỗ đứng trong lòng họ.

Vai trò và tầm quan trọng của Digital Marketing là không thể chối cãi. Chính vì thế nhu cầu tuyển dụng, số lượng công việc trong ngành này gia tăng một cách nhanh chóng. Chỉ cần đánh từ khoá “tuyển dụng digital marketing” vào công cụ tìm kiếm là bạn đã có thế thấy hàng trăm nghìn kết quả. Hầu hết các công ty ngày nay đều có một vị trí dành riêng cho Digital Marketing, công ty nào không có vị trí này thậm chí có thể bị coi là “lạc hậu”. Có thể nói vị trí “Digital Marketer” ngày nay đã trở nên quan trọng như vị trí “kế toán” vậy.

So với mặt bằng chung lao động, mức lương của một người làm Digital Marketing có kinh nghiệm dao động từ khoảng 10 – 60 triệu/tháng tùy theo chức vụ, năng lực.

Một số công việc phổ biến trong ngành Digital Marketing

  • Digital Marketing Manager: Thực hiện các chiến dịch tiếp thị, báo cáo phân tích, xây dựng và duy trì sự hiện diện trực tuyến, v.v.
  • SEO Specialist: Tăng lưu lượng truy cập trang web thông qua tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên trang và ngoài trang. Thực hiện các chiến lược nghiên cứu từ khóa, duy trì báo cáo hiệu suất. Tối ưu trải nghiệm người dùng trên Website.
  • Search Engine Marketer: Phát triển và triển khai các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền (PPC), đảm bảo ROI tối đa trên các chiến dịch có trả tiền, phân tích sâu về đối thủ cạnh tranh và trang web.
  • Social Media Marketer: Phát triển và thực hiện các chiến dịch và chiến lược truyền thông xã hội để tăng mức độ tương tác của khán giả và quảng bá thương hiệu qua mạng xã hội.
  • Web Analyst/Data Analyst: Nghiên cứu và phân tích thị trường, tạo báo cáo bằng các công cụ phân tích trang web.
  • Content Marketer: Phát triển nội dung thân thiện với SEO, chỉnh sửa và tối ưu hóa nội dung trang webthúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền, tăng mức độ tương tác thông qua nội dung.
  • Inbound Marketer: Tạo và thực hiện các chiến lược để thu hút khách hàng bằng cách sử dụng nội dung.
  • Email Marketer: Tạo các chiến dịch tiếp thị qua email để quảng bá sản phẩm, trang hoặc dịch vụ và tạo khách hàng tiềm năng.

8 kỹ năng Digital Marketing cần có

Dưới đây là 8 kỹ năng cần thiết để trở thành Digital Marketers chuyên nghiệp.

1. Edit Video

Có một thống kê chỉ ra rằng “Trong thời đại mà người dùng bị bủa vây bởi quá nhiều thông tin, mức độ tập trung của chúng ta giảm xuống khoảng 8,25 giây”. Vì vậy để thu hút được sự chú ý của người dùng online chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.

Video Marketing

Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành video producer nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc Digital Marketing.

2. SEO & SEM

SEO (Search engine optimization) và SEM (Search engine marketing) có thể hiểu là chiến lược mà người Marketer sẽ dùng keyword để tối ưu hóa sự tìm kiếm. Từ đó lôi kéo được khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Trong đó SEO là chiến thuật tìm kiếm miễn phí còn SEM là chiến thuật tìm kiếm tính phí.

Ngoài ra để chuyên sâu hơn về SEO, chúng ta cần biết thêm về SEO là công cụ cần liên tục phát triển để theo kịp các thuật toán luôn thay đổi của Google. Nhưng có một điều không đổi, SEO được tạo thành từ on-page và off-page như hai trụ cột chính.

3. Content Marketing

Nội dung là phần cốt lõi quan trọng của Digital Marketing. Thách thức lớn nhất của người làm Content marketing là sản xuất nội dung. Bạn không chỉ phải có khả năng hiểu cách tạo ra nội dung chất lượng cao, thân thiện với SEO, mà còn phải hiểu cách thu hút khán giả một cách hiệu quả.

Điều quan trọng cần lưu ý là nội dung có thể có nhiều dạng, từ video đến mạng xã hội, email, nội dung web, blog, sách điện tử, video, whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Bạn sẽ cần có khả năng lập chiến lược dựa trên các mục tiêu kinh doanh bao quát của một khách hàng cụ thể, phát triển một chiến dịch bao gồm một chiến lược hiệu quả và theo dõi phân tích.

4. Phân tích dữ liệu

Bất kể bạn đang tham gia vào khía cạnh nào của Digital Marketing, Google Analytics có thể sẽ là trọng tâm trong chiến lược của bạn. Theo dõi và báo cáo thông qua các công cụ như vậy khá đơn giản, nhưng phần khó khăn là cách thu thập và sử dụng thông tin đó để giúp bạn tìm hiểu thêm về hành vi của người tiêu dùng và áp dụng nó vào các giải pháp mới giúp tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi.

Phân tích dữ liệu

Hầu hết các doanh nghiệp (ngay cả những doanh nghiệp nhỏ) đều có lượng dữ liệu khổng lồ cần theo dõi và các Digital Marketer giỏi cần hiểu cách thu thập và sử dụng điều này để có lợi cho họ. Và các công ty sẽ luôn tìm kiếm những người biết cách “đọc” dữ liệu này, nhưng biết chính xác dữ liệu nào sẽ sử dụng để cải thiện chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Nếu bạn có thể chứng tỏ rằng bạn có thể làm điều này theo những cách sáng tạo và cách bạn làm điều đó kết thúc với những kết quả quan trọng, bạn sẽ trở thành một tài sản có giá trị trong ngành.

5. Tư duy và lập kế hoạch

Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Nhưng trước hết, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Đó có thể bao gồm các trang online shopping, tiếp cận thông tin và một số điều khác công ty của bạn có thể cung cấp cho khách hàng bao gồm các ứng dụng cá nhân hóa.

Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

6. Nắm vững kiến thức công nghệ

Bởi vì ngành tất cả mọi ngành công nghiệp đều thực sự được thúc đẩy bởi công nghệ, bạn phải có một kiến ​​thức tốt về công nghệ cũng như có thể tìm hiểu nó một cách nhanh chóng. Nếu bạn ở thế hệ Y trở xuống (sinh năm 1980-2000), đây có thể là bản năng tự nhiên. Nhưng các thế hệ cũ có thể sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tự mình làm quen với phần mềm được sử dụng phổ biến nhất và các công cụ mà họ cần. 

Nói chung, nếu bạn hiểu những kiến ​​thức cơ bản về lập trình web, cũng như có ý tưởng rõ ràng về cách sử dụng các hệ thống Quản lý nội dung (CMS) cơ bản như WordPress, thì bạn rất có thể đang trên đường đạt được công việc mơ ước đó.

7. Có khả năng thuyết phục

Một nhà lãnh đạo Digital Marketing tuyệt vời sẽ không chỉ xuất hiện với những kỹ năng tuyệt vời; mà họ cũng còn có thể kết hợp tư duy phân tích với giải quyết vấn đề sáng tạo để giúp các nhóm đưa ra các ý tưởng chiến dịch sáng tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Và một phần lớn của điều này là sức thuyết phục. Bạn có thể thuyết phục người khác mua hàng không? Còn việc thuyết phục các trưởng nhóm khác rằng ý tưởng của bạn là tốt nhất thì sao? Đây không phải là việc tranh cãi nhiều mà tự tin rằng bạn biết mình đang làm gì và thể hiện điều này một cách chi tiết.

8. Vận dụng tốt kỹ năng mềm

Đối với các kỹ năng mềm, các Digital Marketer giỏi nên tìm hiểu, thích sự linh hoạt, tư duy tương lai, tập trung vào kinh doanh và lấy chiến lược làm trung tâm. Có rất nhiều chỗ trong lĩnh vực này đòi hỏi tất cả các loại tính cách và kỹ năng. Để đạt được điều này, điều quan trọng là bạn phải tận dụng sự pha trộn độc đáo của riêng mình để duy trì tính cạnh tranh trong ngành.

Tổng kết

Nếu bạn đã đọc đến đây, Aida Academy tin chắc rằng bạn đã có 1 cái nhìn rất tổng quan về bức tranh Digital Marketing hiện nay. 

Chúc các bạn luôn sẵn sàng THAM CHIẾN trong thế giới DIGITAL MARKETING và KINH DOANH 4.0.